|

Lịch sử vùng đất

content:

Ngọc Hà không những nổi tiếng với nghề trồng hoa, làm thuốc Nam mà còn là nơi có nhiều truyền thuyết , huyền thoại thể hiện lòng khát khao mong muốn hòa bình, cuộc sống phồn vinh. Những dấu vết của quá khứ xưa được lưu lại qua các di tích lịch sử - văn hóa phi vật thể và vật thể, mà tiêu biểu là  các ngôi đình, đền, chùa  nằm phường Ngọc Hà ngày nay

1. Đền Núi Sưa:  Đền thờ Đức thánh Hoàng Làng Thượng Đẳng Phúc Thần Huyền Thiên Hắc Đế - Người đã giúp vua lý dẹp giặc phương Nam, đền tọa lạc trên Núi Sưa  thuộc Số 3 đường Hoàng Hoa Thám – phường Ngọc Hà – quận Ba Đình – thành phố Hà Nội. Hàng năm, đền có 2 lễ hội chính; lễ hội kỷ niệm ngày sinh của đức thánh Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 19 tháng Giêng và lễ hội kỷ niệm ngày hóa của đức thánh  Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 21 tháng 11.

2. Đình Ngọc Hà.  Đình được  Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày 15/02/1992, đình  thờ thành Hoàng làng là Thượng Đẳng  Phúc Thần  - Huyền Thiên Hắc Đế  - Người đã giúp vua Lý dẹp giặc phương Nam, đình tọa lạc trên  khu đất rộng giữa hồ nước, xung quanh là là những luống  hoa tượng trưng cho làng hoa Ngọc Hà  xưa. Đình Ngọc Hà địa chỉ thuộc số 2 ngõ 158 phố Ngọc Hà.  Hàng năm, đình  có 2 lễ hội chính; lễ hội kỷ niệm ngày sinh của đức thánh Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 19 tháng Giêng và lễ hội kỷ niệm ngày hóa của đức thánh  Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 21 tháng 11.

3. Đền Cát Triệu:  Đền Cát  Triệu được UBND thành phố Hà Nội công nhận  và xếp hạng là di tích lịch – văn hóa năm 2007. Đền thờ  bà Hoàng Thị Đức (Qúy) – người sinh ra Đức thánh Hoàng Làng Thượng Đẳng Phúc Thần Huyền Thiên Hắc Đế, được vua Lý ban phong mỹ tự Phúc Thần. Đền thuộc số 29 ngõ 55 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà. Hàng năm,  đền tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày hóa của đức thánh  Mẫu  vào ngày 17 tháng 5.

4. Đình Hữu Tiệp: Đình  được UBND thành phố Hà Nội công nhận  và xếp hạng là di tích lịch – văn hóa năm 2007, đình nằm phía Tây thành Thăng Long xưa nay thuộc địa bàn dân cư số 3,4, đối diện với hồ Hữu Tiệp (hồ B52). Đình  thờ thành Hoàng làng là Thượng Đẳng  Phúc Thần  - Huyền Thiên Hắc Đế  - Người đã giúp vua Lý dẹp giặc phương Nam. Hàng năm, đình  có 2 lễ hội chính; lễ hội kỷ niệm ngày sinh của đức thánh Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 19 tháng Giêng và lễ hội kỷ niệm ngày hóa của đức thánh  Huyền Thiên Hắc Đế vào ngày 21 tháng 11. Đình Hữu Tiệp  thuộc số 29 ngõ 55 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà.

5. Đền Đống Nước: Đền được Bộ văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích nghệ thuật ngày 11/5/1993, đền thuộc địa bàn dân cư số 7, địa chỉ số 13 ngách 173/63 Hoàng Hoa Thám, đền thờ Đức thánh Bà Ngọc Nương Công Chúa – người giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Nguyên. Hàng năm, đền  có 2 lễ hội chính; lễ hội kỷ niệm ngày sinh của Đức thánh Bà Ngọc Nương Công Chúa   vào ngày  21 tháng 3  và lễ hội kỷ niệm ngày hóa của  Đức thánh Bà Ngọc Nương Công Chúa  vào ngày 17 tháng 18.

6. Đình Đại Yên:  Là ngôi đình cổ xây từ thời Lý (1009-1225) của trại Đại Bi, thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc số 132 ngách 173/68 Hoàng Hoa Thám thuộc  địa bàn dân cư số 10 phường Ngọc Hà. Đình thờ Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần Ngọc Hoa Công Chúa – người có công giúp vua Lý dẹp giặc Chế Mana. Hàng năm, đình  có 2 lễ hội chính; lễ hội kỷ niệm ngày sinh của đức thánh Ngọc Hoa Công Chúa vào ngày 13  tháng 3  và lễ hội kỷ niệm ngày hóa của đức thánh  Ngọc Hoa Công Chúa vào ngày 15 tháng 12. Đình là một trong những công trình kiến trúc đẹp độc đáo nhất Hà Nội, được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật ngày 27/12/1990.

7. Chùa Bát Mẫu. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, nằm trong quần thể di tích trại Hữu Tiệp, đình Hữu Tiệp, đền Cát Triệu, chùa Bát Mẫu. Chùa nằm trên đất làng Hữu Tiệp xưa- một trong 13 làng trại ở phía Tây thành Thăng Long, hiện nay chùa nằm số 44 ngách 55/42 Hoàng Hoa Thám. Chùa Bát Mẫu là loại hình di tích tôn giáo thờ Phật và có con hệ mật thiết với đời sống văn hóa của nhân dân. Chùa Bát Mẫu được UBND thành phố Hà Nội công nhận xếp hạng là di tích lịch sử -văn hóa-nghệ thuật ngày 20/4/2009.

          8. Hồ Hữu Tiệp (Hồ B52). Đây là một minh chứng cho những chiến công oanh liệt của  quân  dân Thủ đô trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972, chống lại cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc của không lực Hoa Kỳ, đánh tan âm mưu “đưa Hà Nội về thời đồ đá”. Hồ Hữu Tiệp nằm ngay trước cổng đình Hữu Tiệp thuộc làng Hữu Tiệp xưa, nay là tổ 10 thuộc địa bàn dân cư số 4. Hình ảnh cô gái Ngọc Hà lấy nước tưới cho gánh hoa trên xác máy bay B52 mãi là hình ảnh đẹp, khắc sâu trong trái tim mọi người, bạn bè quốc tế, tượng trưng cho Hà Nội một thời đạn bom, một thời hòa bình.

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 802
Số lượt truy cập: 339471