Hà Nội: Vận dụng sáng tạo trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

content:

Sáng 6-11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

z6004928546189_2322212bcebf79ea0b54d35cee197561.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Viết Thành

Đến dự Hội nghị, về phía Trung ương có: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện các ban, ngành Trung ương; các tổ chức quốc tế.

Về phía thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết; Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức; Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố và các địa phương.

hoi-nghi-3(1).jpg
Chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: Viết Thành.

Đi đầu trong nhiều lĩnh vực

Trong 10 năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song Thủ đô đã phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với nhiều kết quả nổi bật: Thành ủy quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những chủ trương, quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Trung ương, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu đạt được sau 15 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), khẳng định cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của Hà Nội, từng bước đáp ứng yêu cầu cũng như xu thế của thời đại.

Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý. Các phong trào quần chúng được phát động gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và phong trào xây dựng nông thôn mới.

hoi-nghi-5.jpg
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh phát biểu tham luận. Ảnh: Viết Thành.

Hà Nội là đơn vị đi đầu trong cả nước tiến hành tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá Thủ đô nghìn năm văn hiến. Hiện nay, thành phố có 5.922 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích cấp quốc gia, 1.500 di tích cấp thành phố và 3.238 di tích.

hoi-nghi-6.jpg
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô tham luận. Ảnh: Viết Thành.
hoi-nghi-7.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tham luận. Ảnh: Viết Thành.

Công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới được thực hiện chặt chẽ, đã ngăn chặn và xử lý kịp thời những sự việc phức tạp xảy ra trên địa bàn. Thành phố cũng quan tâm chăm lo và phát huy được trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, cộng đồng xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội…

hoi-nghi-8.jpg
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội tham luận. Ảnh: Viết Thành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh mẽ trên địa bàn Thủ đô đã đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn Thủ đô. Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của thành phố ở một số địa phương, đơn vị chưa sát với điều kiện thực tế. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển văn hóa, nghệ thuật còn chưa đồng bộ...

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 615
Số lượt truy cập: 336319